Fừn nèn - củi Tết (Văn hóa phong tục)

Fừn nèn - củi Tết (Văn hóa phong tục)

The Future of African Customary Law

The Future of African Customary Law

Fôn-Clo Bâhnar

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58921489
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thư viện khth
Giới thiệu về fôn-clo của người Bâhnar An Khê như: phác thảo khuôn mặt fôn-clo của người Bâhnar An Khê; hội lễ fôn-clo; nghệ thuật múa fôn-clo; nghệ thuật âm nhạc fôn-clo; nghệ thuật Hơ Amon; fôn-clo và các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo Bâhnar

Trước khi cuốn sách này xuất hiện, giới nghiên cứu đã biết đến đồng bào Bahnar ở mạn bắc Tây Nguyên qua hàng loạt tác phẩm của những người Pháp, ví như P. Dourisboure (Les sauvages Bahnars – Dân làng Hồ, 1873), J.B. Guerlach (Chez les sauvages Bahnars - Vùng người Bahnar hoang dã, 1884), P. Guilleminet (Le tribu Bahnar du Kontum - Bộ lạc Bahnar ở Kontum, 1952), hoặc cuốn sách đầu tiên của người Việt viết về khu vực này, xuất bản năm 1937 - Mọi Kontum (Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi) hay Các dân tộc tỉnh Gia Lai – Công Tum, 1981. Mặc dù vậy, ngay từ khi được in ra, Fônclo Bâhnar đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc yêu quí văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Bahnar. Cho đến nay, có thể khẳng định đây vẫn là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc mà nhiều phần viết của nó vẫn còn phát huy tác dụng, thậm chí có những khía cạnh mang giá trị mở đường.

Sau 1975, trong khi các sách của người Pháp chưa đến được với số đông độc giả vì nhiều lí do, trong đó cả vấn đề rào cản ngoại ngữ thì có thể nói điều làm nên sự hấp dẫn đầu tiên của Fônclo Bâhnar chính là việc nhóm tác giả đã chọn một địa điểm nghiên cứu cụ thể - vùng Bahnar An Khê cũ (nay đã được tách ra thành nhiều huyện, thuộc tỉnh Gia Lai). Do đó, thay vì viết về người Bahnar chung chung (cần nhớ rằng người Bahnar ở Tây Nguyên có nhiều nhóm địa phương, sự tương đồng và dị biệt trong văn hóa giữa các nhóm này là một sự thật cần được lưu ý), mọi sự khảo sát đều có địa chỉ cụ thể. Cách nghiên cứu thực địa của nhóm tác giả công trình cũng có những ưu điểm vượt trội, đó là điền dã và cố gắng mang đến cho người đọc “một nhát cắt đồng đại” có ý nghĩa nhất về văn hóa dân gian, không loại trừ cả việc nêu lên những “mất mát”, “đáng tiếc”.

Thông qua việc tìm hiểu sâu về folklore tại hai địa phương (xã Nam và xã Yama), ngoài phần mở đầu và kết luận, nhóm tác giả đã chia công trình của mình ra thành 5 chương: Phác thảo khuôn mặt fôn-clo người Bâhnar An Khê; Hội lễ fôn-clo; Nghệ thuật múa fôn-clo; Nghệ thuật âm nhạc fôn-clo; Nghệ thuật Hơ Amon.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58921489
Số trang 315
Rating 0.0
Tác giả Tô Ngọc Thanh