Cuốn sách chia làm 3 phần. Phần thứ nhất "Mái chùa che chở" viết về những bậc chân tu ở Huế. Phần thứ hai "Phúc âm muôn đời" viết về những kỷ niệm với những người thân trong gia đình. Phân thứ ba "Từ đây người biết thương người" viết về những trí thức-văn nghệ sỹ tên tuổi, có nhiều đóng góp lớn cho đất nước.
Tất cả nhân vật trong cuốn sách này đều đã rời cõi tạm đi về phía bên kia thế giới. Nhưng với tác giả, tất cả những con người ấy vẫn đang như sống động, nói cười an nhiên tự tại trong các trang sách của chị, như thể họ vẫn đang sống đó, bên cạnh chúng ta.
29 câu chuyện là 29 nhân vật đã từng nay qua vòm trời này, mỗi người một dáng vẻ, thân thuộc và đầy yêu thương. Những câu chuyệnng trong tác phẩm "Đốt lò hương ấy", Thái Kim Lam đã đưa bạn đọc trở về với cái huyền bí của phương Đông. Cội nguồn của Phật Giáo.
Sinh ra và lớn lên tại Huế, năm 1965 Thái Kim Lan sang Đức du học, trở thành giảng viên triết học tại đại học tổng hợp Ludwig – Maximilian, Munich, Đức. Suốt 30 năm đứng trên bục giảng, chị luôn được sinh viên yêu quý với cái tên đầy trìu mến "người duy nhất mang nụ cười đến trường đại học". Từ năm 1991, chị đứng ra thành lập hội Giao lưu Đức – Việt, khuyến khích người Đức sang Việt Nam đầu tư, và từ đó chị liên tục về nước tham gia giảng dạy và tổ chức nhiều hội thảo khoa học… Năm 2005, chị được trao giải thưởng Đào Tấn dành cho những đóng góp khôi phục bộ môn nghệ thuật tuồng, đem văn hoá của Việt Nam ra thế giới.