Trong cuốn sách mới nhất của mình, TS. Alan Phan tiếp tục khiến người đọc đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác bằng những phát hiện sâu sắc, thú vị về những điều tưởng chừng ai cũng biết.
“Đi tìm niềm tin thời Internet” đặt ra hai mặt của một vấn đề đáng suy ngẫm: Chúng ta sống trong thời đại của Internet, thông tin đầy rẫy nhưng không phải cái gì cũng đáng tin; khi thông tin tràn ngập đủ loại, chúng ta dễ bị “tung hỏa mù”, lạc lối giữa cả rừng thông điệp chồng chéo, đan xen, nhập nhằng, rối rắm… Không biết phải nên tin cái gì và không tin cái gì. Cho nên, lẽ dĩ nhiên phải đi tìm niềm tin để định hướng cho nhận thức của mình.
Nhưng ở một tầng nghĩa khác bao quát hơn, vĩ mô hơn, bài toán này dường như không chỉ giới hạn ở mỗi cá nhân mà đặt ra cho cả quốc gia, cho cả dân tộc: Nước Việt Nam, dân tộc Việt cần có niềm tin và vững tin vào chính bản thân mình trước vô vàn thử thách của thời đại Internet; mặt khác, cần xây dựng sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở hiểu rõ xu thế của thế giới. Quan điểm trên được tác giả đưa ra dựa trên hai luận cứ:
Thứ nhất, nhờ vai trò lịch sử trong hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên, sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.
Thứ hai, trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy… Nhưng bây giờ