Điều Chưa Kịp Nói

Điều Chưa Kịp Nói

Đi tìm kho báu vô hình

Đi tìm kho báu vô hình

Đi! Đây Việt Bắc!; Cổng tỉnh; Người người lớp lớp

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58882314
tuyển tập
thư viện khth
Được đánh giá là người cách tân trong thơ cả về hình thức (với lối thơ bậc thang) lẫn tư tưởng (đa diện, triết lý...), có thể nói, Trần Dần chính là người đã viết lại một chương trong lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1955-1956, đây có thể là mốc thứ hai (sau Thơ mới) trên tiến trình hiện đại hóa Thi ca Việt Nam.
" Đi! Đây Việt Bắc!" được chính nhà thơ Trần Dần xếp vào thể loại hùng ca. Tác phẩm này được sáng tác trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9/1957, gồm 14 chương, trong đó nhịp hô “Đi!” trở đi trở lại trong 12 chương như một lời thúc giục đi tới, vươn tới mãi. "Đi! Đây Việt Bắc!" ca ngợi biểu tượng Việt Bắc như đất phát tích cách mạng, ca ngợi những hy sinh gian khổ của nhân dân trong suốt tiến trình kháng chiến - từ thu đông 1947 đến trận Điện Biên lịch sử - và những chiến tích từ bình thường đến kỳ vĩ đã làm nên chiến thắng.
"Cổng tỉnh" theo giới thiệu của tác giả, là một tiểu thuyết bằng thơ (dạ khúc trường thiên). Tác phẩm là một bản trường ca, một cuốn tiểu thuyết hiện thực xã hội, viết về một thời trong lịch sử cận đại: thời Pháp thuộc và Cách mạng kháng chiến. Với những phận người, phận tỉnh, phận phố… khi vươn lên dũng tráng, bất khuất, như những anh hùng, khi lếch thếch kéo nhau đi như lũ ăn mày, sinh ra trong đói khát, dốt nát, bị trị, hết thực dân Pháp đến phát-xít Nhật. Cảnh quá khứ Pháp thuộc, phản ánh hồi quang hiện tại 59-60: Bị trị hay độc lập: thành phố vẫn bị cầm tù.
"Người người lớp lớp" là tác phẩm đầu tiên tạo dựng lại một cách đầy đủ, kịp thời nhất về cuộc chiến tranh nhân dân và chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Ra đời trên đường vào chiến dịch và viết tiếp khi chiến dịch đã toàn thắng, cuộc chiến đấu gian khổ, anh dũng trong "Người người lớp lớp" 50 năm qua vẫn như còn phả ra những hơi thở nóng hổi. Tinh thần hăng hái nhiệt tình trong công việc nhưng trong quan niệm và suy nghĩ lại có phần giản đơn ở người lính đã thể hiện rất rõ đặc điểm dấu ấn của lịch sử. Những cảnh sinh hoạt bộ đội, cảnh kéo pháo rồi lại kéo pháo ra thực sự là những bức tranh sống động cho thấy nếu tác giả không là người mục kích thì sẽ không thể nào viết được những trang văn chân thực đến thế.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58882314
Rating 0.0
Tác giả Trần Dần