Công trình Dân ca, dân vũ, dân nhạc của người Tà Ôi của tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong là công trình nghiên cứu, giới thiệu những nét đặc trưng trong sinh hoạt âm nhạc dân gian của người Tà Ôi hiện đang cư trú trên địa bàn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Nội dung chính của công trình được triển khai qua các mục chính như sau: Sinh hoạt âm nhạc dân gian của người Tà Ôi, giới thiệu khái quát về các hoạt động sinh hoạt âm nhạc dân gian (dân ca, dân nhạc, dân vũ) của người Tà Ôi
hiện nay.
Chương I: Dân ca của người Tà Ôi, giới thiệu các làn điệu dân ca của người Tà Ôi (9 làn điệu) và sưu tập các bài dân ca tiêu biểu của 9 các làn điệu này (cà lơi, ba bói, ân tói, ra rọi…).
Chương II: Dân nhạc của người Tà Ôi, giới thiệu hệ thống nhạc cụ truyền thống của người Tà Ôi và đặc trưng của mỗi nhạc cụ, như: Họ thân tự vang (Atút, Koong…), họ màng rung, họ hơi (Tirel, Tale, Tâng coi…), họ dây (Abel, talư…).
Chương III: Dân vũ của người Tà Ôi, tìm hiểu về nghệ thuật múa của người Tà Ôi trong các hoạt động: trong lao động, trong sinh hoạt, trong tín ngưỡng.
Cuối công trình là Phụ lục, giới thiệu danh sách những nghệ nhân Tà Ôi biết trình diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ và một số bài viết về các nghệ nhân tiêu biểu trong lĩnh vực trình diễn âm nhạc dân gian của người Tà Ôi.