Khi cho in tập sách, Steinbeck có nói với bạn bè của ông là “để giải trí”. Nhưng hoàn toàn không phải thế, cùng với “Chùm nho phẫn nộ”, “Của chuột và người” nằm trong ý đồ của ông nhằm thông qua những tác phẩm văn học, qua số phận của những người nô lệ làm vườn của các trại chủ Mỹ, dựng lại những nét khốc liệt trong sự hình thành lịch sử nước Mỹ. “Của chuột và người”, viết vào khoảng năm 1933. John Steinbeck, muốn nêu lên cảnh trớ trêu của những số phận trong xã hội đương thời là:
Từ ước muốn đến hiện thực người ta đều vấp phải những hoàn cảnh, những trở ngại cay đắng của đời thường, không thể nào thực hiện được. Những nhân vật trong cuốn “Của chuột và người” này đều là nhân chứng của câu thơ của Robert Burus mà John Steinbeck lấy làm chủ đề tư tưởng: “Những dự tính hoàn hảo của chuột và người thường không thực hiện được”
But Mousie, thou art no thy lane
In proving foresight may be vain:
The best laid Schemes o’mice an’ men.
Gang aft a-gley
An’ lea’e us nought but grief an’ pain
For promised joy
Ai đã đọc “Chùm nho phẫn nộ” hẳn cần phải đọc thêm “Của chuột và người” để thấy được sự bi thống, thảm thiết của lớp người nông dân nô lệ, những con người đầy những đặc tính bản chất tốt đẹp bị đẩy vào những bước đường cùng. Làm sao họ có thể có được một trang trại nhỏ? Làm sao họ có thể chung sống êm ấm với nhau, với sự yêu thương thật sự trong khi họ là kiếp làm thuê? Kiếp người trôi nổi theo sự nghèo khó.
Có một giai thoại xảy ra xung quanh tác phẩm này. Sau lần xuất bản đầu tiên (1937), “Của chuột và người” đã có tiếng vang lớn. Sau đó tác phẩm được chuyển thể thành kịch và được diễn rất lâu đến mức kỷ lục trên sân khấu và được khán giả yêu thích đòi hỏi diễn lại trong nhiều năm, thì cũng là lúc bản thảo gốc của nó, bị con chó Roby vốn được Steinbeck rất chiều chuộng nhai nát nhừ.
Steinbeck đã đùa, nói hóm hỉnh tâm sự với một người bạn: “Con Toby của tôi quả là nhà phê bình sâu sắc nhất về tác phẩm này!”. Nhưng các nhà nghiên cứu văn học Mỹ lại đánh giá “Của chuột và người” là “Khuôn mẫu kỳ diệu nhất của tiểu thuyết Hoa kỳ trong thập niên 1930-1939”.
John Steinbeck nhận giải Nobel về Văn chương năm 1962.