Cơn Giông là tập tiểu thuyết của nhà văn Lê Văn Thảo viết về một giai đoạn trong cuộc đời của Bằng, người con đất Mũi bị mất cha mẹ trong bão giông, được một người nhận làm con nuôi…, lưu lạc lên Sài Gòn. Vào tù sau giải phóng vì tội kinh tế. Ra tù về quê cũ làm lại cuộc đời. Nhưng chính từ chốn quê cũ đời anh lại trải qua một cơn giông khác, tồi tệ hơn, nhiêu khê hơn và cũng thấn đẫm tình người hơn.
Rốt cuộc những cuộc đời lưu lạc lại tìm về nhau, nương tựa, làm sống dậy vùng đất Mũi một thời gian khó trong chiến tranh, nay sống trong hòa bình đi lên ấm no với không ít trăn trở, vật lộn.
Ra tu rồi lại vào tù, rồi lại cưu mang người khác, Bằng đã sống như một chang đước bám sâu vào đất, mang tươi xanh cho đời.
“Cả khu chợ tan hoang. Quán Hai Chất bị tốc mái, khách khứa vẫn tấp nập. Bằng lên quán uống cà – phê mặc Thúy và gã con trai tìm người phụ cáng đưa bà mập đi bịnh viện. Hai Chất vẫn yên vị trên chiếc ghế mây, như không hề có cơn giông, báo tin ông Sáu Thiên đã đưa đứa con gái mù ra chợ Cà Mau gặp tay người Mỹ, tránh được cơn giông, kêu Bằng ra đó có chuyện cần bàn. Rồi lại báo tin trại cải tạo cho người đi tìm Bằng…”