Sách gồm 4 phần:
•Phần 1: Vấn đề chung về di sản văn hóa
•Phần 2: Văn hóa phi vật thể
•Phần 3: Văn hóa vật thể
•Phần 4: Bảo tàng.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu tìm hiểu về di sản văn hóa dưới nhiều góc nhìn tiếp cận khác nhau:
+ Ở góc độ tín ngưỡng tôn giáo
+ Các khu di tích
+ Di sản văn hóa của một vùng đất …
Cho dù ở phương diện tiếp cận nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải “ kế thừa và phát huy di sản văn hóa – bảo tồn và gìn giữ ” bản sắc dân tộc trong nền văn hóa nước nhà.
Và muốn bảo vệ tốt di sản cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhằm tiếp nối truyền thống văn hóa, cống hiến cho sự phát triển văn hóa theo dòng chảy lịch sử của đất nước.
Riêng Việt Nam các khu di tích di sản được thế giới công nhận: Khu Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng … Và các điểm của những lễ hội: Hội Chùa Hương, Hội đền Hùng, Hội Làng, Lễ Cầu mùa … thu hút được nhiều du khách đến tham quan.
Ngoài di sản văn hóa văn hóa vật thể còn có văn hóa phi vật thể, được tổ chức hoạt động trong các bảo tàng chuyên ngành: Bảo tàng Tỉnh – Thành phố – Ban quản lý di tích, có chức năng nhiệm vụ trưng bày, triển lãm nhằm tôn vinh các hiện vật.
Đến với tác phẩm bạn đọc sẽ hiểu thêm về di tích lịch sử Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay.