Chú mèo đi hia

Chú mèo đi hia

Chí Phèo và Facebook

Chí Phèo và Facebook

Chí Đình Nguyễn Văn Lý - Tổng tập thơ văn (Tập 2)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58785994
tuyển tập
thư viện khth
Có một kẻ sĩ Bắc Hà, bạn của Thần Siêu, Thánh Quát, gia thế khoa bảng, từng soạn bia Văn hội Thọ Xương nhằm tập hợp đông đảo trí thức Bắc Hà. Là người thầy đào tạo nên những học trò xuất sắc, những trụ cột lớn của triều đình nhà Nguyễn. Là cha của những nhà yêu nước, là ông của những nhà khoa học lớn… Kẻ sĩ đó là ông nghè Đông Tác – Tiến sĩ Nguyễn Văn Lý (1795-1868).



Quan điểm mở trường Chí Đình của ông nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý là đào tạo ra những nhân tài xây dựng đất nước, chứ không chỉ là đỗ đạt làm quan. Những học trò xuất thân từ trường lớp Chí Đình đã làm rạng danh thầy và ngôi trường mang hoài bão chí hướng của kẻ sĩ Bắc Hà. Có thể kể những nhân tài xuất thân từ trường Chí Đình như: Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp người Kim Lũ làm đến Thượng thư Bộ Lại, Tổng tài Quốc sử quán, Đại thần Cơ Mật viện, Văn Minh Đại học sĩ, Phụ chính vua Thành Thái...

Cùng với lập trường quanh khu vực Hoàn Kiếm, Nguyễn Văn Lý còn cùng các bạn đồng môn, đồng chí hướng Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Ngô Thế Vinh, Phạm Sĩ Ái, Lê Duy Trung, Trần Văn Vi… xây dựng trung tâm văn hóa Hà Nội. Ông đã góp công sức vào việc xây dựng Hội Hướng thiện ở đền Ngọc Sơn. Nhưng khi địa hội thành lập, ông đã phải trở lại kinh thành Huế nhậm chức. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Hội trưởng Vũ Tông Phan, rồi Nguyễn Văn Siêu, hội đã có tác động rộng hơn trong việc khuyến khích giữ vững truyền thống văn hóa dân tộc. Đặc biệt, hội đã tổ chức tôn tạo vùng phía Bắc của Hồ Gươm thành quần thể văn hóa giữa lòng Thăng Long – Hà Nội.

Những năm làm quan sau khi mở trường Chí Đình của Nguyễn Văn Lý chủ yếu vẫn là giáo dục. Khi thì làm Giáo thụ phủ Thường Tín, phúc khảo trường thi Nam Định, Đốc học Hưng Yên… Khi Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1858), ông dâng “Mật trần kế sách đánh Tây” rồi khi triều đình nghị hòa với Pháp ông lại dâng kế sách can ngăn. Trước khi Pháp tấn công, ông còn tập trung nghiên cứu cả kinh tế và quốc phòng. Ông xin đặt viên Điền sứ để khai khẩn 3 vạn mẫu đất mới bồi ở tỉnh Nam Định và đặt 3 đồn binh để ngăn giặc từ biển vào tỉnh Hải Dương. Vua Tự Đức đã giao cho bộ Hộ và Quân thứ Hải Dương xem xét thi hành.

Nguyễn Văn Lý chú trọng giáo dục con cháu. Ông kiên trì hơn 20 năm để sưu tầm và biên soạn bộ Thế phả dày 418 trang, viết Tự gia yếu ngữ, Đông Tác Nguyễn thị Gia huấn để dạy con cháu. Ngoài ra ông còn để lại rất nhiều tác phẩm văn thơ.

Ông nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý mất năm 1868 khi 74 tuổi. Tiếp nối truyền thống chí hướng của cha có con trai là cử nhân Nguyễn Hữu Quý, cháu nội cử nhân Nguyễn Hữu Cầu (tham gia sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục) chắt nội cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, chắt nội GS Nguyễn Hữu Tảo…

Ngày nay, từ đường họ Nguyễn Đông Tác do đích huyền tôn Nguyễn Trà trông nom.

(Tử Khôi)
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58785994
Rating 0.0
Tác giả Trần Thị Băng Thanh