Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn khoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục Tỉnh

Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn khoang lập ấp ở Nam Kỳ Lục Tỉnh

Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập

Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội nhập

Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và đền thiêng Hải Khẩu

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58892071
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thư viện khth
Theo truyện “Đền thiêng ở cửa bể” (Hải Khẩu linh từ) trong sách “Truyền kỳ tân phả” của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) thì nàng họ Nguyễn tên là Bích Châu, con quan đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà được cha mẹ nâng niu như châu ngọc trên tay và đặt tên Nguyễn Thị Bích Châu. Lớn lên Bích Châu không những đẹp người, đẹp nết, mà còn rất đỗi thông minh, được cha mẹ dạy giỗ chu tất. Vì vậy khi mới 13 tuổi, Bích Châu đã thông thạo “Tứ Thư Ngũ Kinh”.
Năm Long Khánh thứ nhất (1373) được vua Duệ Tông kén vào hậu cung. Nhân một vế đối của nàng (đối lại vế đối của vua) có chữ Phù dung, vua đặt tên hiệu cho là Phù Dung và rất yêu quý nàng. Thấy triều cương ngày càng sa sút, chính sự đổ nát, nhân tài không được trọng dụng, nịnh thần lộng hành… nên đã tự mình thảo “Kê minh thập sách” dâng lên vua Trần Duệ Tông. “Kê minh thập sách ” nghĩa là 10 kế sách trị nước, an dân dâng lên lúc gà gáy sáng. Đây là áng văn chính trị cổ xưa của nước ta, bao gồm những vấn đề trọng đại của đất nước trên cả ba lĩnh vực: Chính trị - Văn hóa - Quân sự. Có thể coi đó là đạo lý - là kế sách dựng nước và giữ nước cho muôn đời. Sớ dâng lên vua, vua Trần thích lắm đập tay vào phách mà rằng: “Không ngờ một người đàn bà lại thông tuệ đến thế, xứng là một quý phi tài ba của trẫm!”. Nhưng rồi nhà vua vẫn không thay đổi chính sự. Hơn thế nữa, sau khi lên ngôi được 4 năm, Trần Duệ Tông muốn cất quân đánh Chiêm Thành, nàng lại cùng Ngự sử Lê Tích hết sức can ngăn, vua vẫn không nghe, nàng bèn xin theo hầu.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58892071
Số trang 219
Rating 0.0
Tác giả Nguyễn Khắc Mai, Trần Thị Băng Thanh chủ biên