Chân Dung Những Nhà Cải Cách Giáo Dục Tiêu Biểu Trên Thế Giới là nguồn tài liệu đáng quý. Những chân dung các nhà giáo dục được giới thiệu trong tập sách này bao gồm những nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà cải cách và nhà sư phạm, tất cả đều là những con người cống hiến cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo những lớp công dân của đất nước mình và trên thế giới.
Sách gồm có:
- John Locke (1632 - 1740) - Tư tưởng giáo dục của nhà triết học người Anh
- Jean Jacques rousseau (1712 - 1778) - Émile và vấn đề giáo dục
- Johann Heinrich Pestalozzi (1746 - 1827) - Đặt nền móng môi trường tự học cho mọi người
- Wilhelm Von Humboldt (1767 - 1835) - Đại diện tư tưởng giáo dục của Đức
- Robert Owen (1771 - 1858) - Tư tưởng giáo dục và cách mạng xã hội
- Auguste Comte (1796 - 1857) - Người sáng lập chủ nghĩa thực chúng
- jozef Eotvos (1813 - 1871) - Nhà giáo dục học người Hungary
- Sigmund Freud (1856 - 1939) - Giáo dục dưới góc độ phân tâm học
- Nadezhda K.krupskaya (1869 - 1939) - Người khởi đầu nền giáo dục học Marxist - Leninist
- José Ortega Y Gasset (1883 - 1955) - Nhà cải cách giáo dục của Tây Ban Nha
- Herbert Read (1893 - 1968) - Tư tưởng giáo dục thông qua nghệ thuật
- Carl Rogers (1902 - 1987) - Nhà tâm lý giáo dục người Mỹ
- Burrhus Frederic Skinner (1904 - 1990) - Nhà tâm lý học hành vi
- Francoise Dolto (1908 - 1988) - Nhà giáo dục biết vượt ra khỏi những hà khắc của đạo giáo.
Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm nguồn gốc những phương pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới. Trong quá trình gian nan để tìm ra các giải pháp giáo dục hiệu quả và phù hợp nhất với điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, việc tham khảo các quá trình cải cách giáo dục, nhất là những mô hình cải cách đã thành công và thất bại là hết sức cần thiết đối với những nhà hoạch định chính sách giáo dục và nghiên cứu giáo dục của Việt Nam.
Những bài học kinh nghiệm thiết thực đã được cụ thể hóa trong từng hoàn cảnh của các nền giáo dục khác nhau có thể là những gợi ý hữu ích cho các giáo viên trực tiếp giảng dạy và sinh viên các ngành sư phạm. Còn đối với đông đảo bạn đọc quan tâm khác, những tấm gương sáng về học thuật và ý chí lao động của những nhà tư tưởng và hoạt động thực tiễn này là một nguồn tư liệu tham khảo bổ ích.