Chăm Hri của Trà Vigia là tập truyện ngắn gồm bảy truyện ngắn, là bảy câu chuyện kể theo bút pháp khá cổ điển, đan xen hiện thực và huyền thoại, thực tế và tưởng tượng đầy sáng tạo về vài hiện tượng trong đời sống tinh thần và tâm linh Chăm. Truyện ngắn Chăm Hri được tác giả dùng làm tên chung cho cả tập truyện.
“Chăm hri” hay “Săm-ri” hoặc “Săm-hri” là vài cách phát âm khác nhau về một trong những hiện tượng đặc thù này. Người Chăm lâu nay hiểu nó như loài dã nhân sống nơi rừng rú, có liên hệ mật thiết họ hàng với con người. Hoặc nó là con người đã từ bỏ thế giới loài người vào sống trong rừng thẳm lâu ngày quên mất tiếng nói đồng loại. Đã có nhiều huyền thoại về loài sinh vật này, thương cảm có, khiếp hãi cũng có, đến nỗi không ít bà mẹ Chăm dùng nó để nhát trẻ con.
Nhưng Trà Vigia hiểu nó khác. Kể nó theo cách khác. Bắt đầu từ thao tác “truy nguyên” ngôn ngữ học, và biến Chăm Hri thành đề tài văn chương, phục vụ cho câu chuyện của anh. Bí ẩn hơn, đồng thời sát thực hơn.
Các truyện có trong tập truyện ngắn bao gồm: Dạ hội thần tiên, Người đàn bà hát, Người đi tìm linh hồn, Ăn chữ, Vương miệng của vị vua cuối cùng, Bàu Trúc, Chăm Hri.