Cạnh người ta đã có một người ta

Cạnh người ta đã có một người ta

Cười vui dí dỏm

Cười vui dí dỏm

Cạn chén tình : tập truyện ngắn

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
58926884
truyện ngắn
thư viện khth
Giới thiệu bộ sách Thiên đường không tuổi gồm: Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc).

Trước năm 1975 sách báo dành cho lứa tuổi học trò chỉ đếm trên đầu ngón tay. Về báo có: Thiếu nhi, Ngàn thông, Tuổi ngọc. Do nhu cầu của thị trường không chỉ đòi hỏi về báo, nên song song với việc ra báo những người thực hiện tờNgàn thông đã chủ trương mở thêm tủ sách Tuổi hoa gồm ba loại: Hoa xanh, Hoa tím vàHoa đỏ.Những người làm tờ báo Tuổi ngọc chủ trương ra tủ sách Tuổi ngọc. Nhà xuất bản Đời Mới có tủ sách Trăm hoa dành cho lứa tuổi mới lớn, và tủ sách Tay ngà dành cho lứa tuổi thiếu nhi.

Sách báo dành cho lứa tuổi học trò ngày đó in với số lượng lớn, bán rất chạy tạo thành một dòng văn học riêng, quy tụ rất nhiều nhà văn tham gia viết sách, cộng tác với các tờ báo, và tủ sách dành cho lứa tuổi học trò. Bên cạnh những nhà văn tên tuổi khác, viết không chuyên cho lứa tuổi học trò, lúc đó đã hình thành một số nhà văn trẻ viết chuyên cho lứa tuổi này như: Từ Kế Tường, Mường Mán, Hoàng Ngọc Tuấn, Đinh Tiến Luyện, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Thị Minh Ngọc. Họ là sáu cái tên có mặt thường xuyên trên tờ tuần báo Tuổi ngọc và là tác giả của những đầu sách dành cho lứa tuổi học trò tạo thành hiện tượng của dòng văn học “tươi xanh”, được gọi bằng một cái tên quen thuộc là “Tuổi của những tháng năm đẹp nhất đời người”.

Sau năm 1975, trừ Đinh Tiến Luyện định cư nước ngoài, Hoàng Ngọc Tuấn mất, còn lại bốn nhà văn: Từ Kế Tường, Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Thị Minh Ngọc đều hoạt động trên lĩnh vực báo chí, xuất bản, phim ảnh, sân khấu... tiếp tục có những tác phẩm dành cho lứa tuổi học trò.

Tủ sách “Thiên đườngkhông tuổi”do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành đã tạo cơ hội cho các cây bút Tuổi ngọc ngày xưa cùng hội ngộ bên nhau. Tủ sách tập hợp tác phẩm chọn lọc của sáu nhà văn: Anh Chi yêu dấu (Đinh Tiến Luyện), Tình yêu có màu gì (Từ Kế Tường), Cạn chén tình (Mường Mán), Ở một nơi ai cũng quen nhau (Hoàng Ngọc Tuấn), Đâu phải cái gì cũng mong manh (Đoàn Thạch Biền), Tuổi ngọc ngày chưa xưa (Nguyễn Thị Minh Ngọc).

Vì sao là “Thiên đường không tuổi”? Bởi lẽ đời người chỉ có một, nhưng trải qua nhiều giai đoạn, tuổi nhỏ, mới lớn, trưởng thành, ra đời, trung niên và chạm ngưỡng tuổi già sống với hoài niệm. Ai cũng sẽ có lúc náo nức để trở về với những tháng năm đẹp nhất đời người, đó là vùng trời kỷ niệm, là “Thiên đường không tuổi”.

Chủ đề tình yêu là chủ đề muôn thuở cho cả đời người, cho nhiều lứa tuổi và nhiều thế hệ, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn và đang trưởng thành. Sáu nhà văn chuyên viết cho lứa tuổi vừa tuyệt đẹp, vừa không kém phần rắc rối, phức tạp này với mỗi người mỗi vẻ, mỗi giọng văn riêng đã định hình thương hiệu, sẽ đề cập, giải quyết câu chuyện tình yêu muôn thuở cho nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ từ ngày xưa, vẫn chưa xưa và hôm nay ra sao?

Bài toán quá khó, lời giải đáp không hề đơn giản. Và chỉ có một cách trả lời: Hãy đọc kỹ sáu tác phẩm của sáu tác giả, đích thực là sáu câu chuyện tình và câu trả lời thường ở trang cuối cùng.

TỪ KẾ TƯỜNG

Trích đoạn Những chùm trái đỏ

“Người xa vắng nhớ chăng cảnh này? Còn nhớ không gã trai bạn của những mùa vàng xưa? Đỉnh dùng răng cắn bật cái nút chai, ngửa cổ tu từng ngụm lớn, lắng nghe chất men nồng lắng sâu vào da thịt, ngấm thăm thẳm vào tận ruột khối tình đầu.

Sao người ngồi giặt dưới những bậc đá rêu rong sáng nay không phải là Thanh mà là chị Thuận? Thanh đã từng ngồi giặt như thế suốt mười, mười lăm năm mà! Biết đâu giờ này Thanh cũng đang trên một bến sông khác giặt áo cho chồng, giặt phai luôn tình cố xứ. Bao giờ em mới có dịp mang thân về vườn cũ, gặp anh trong dáng vóc cô bạn xưa, kể chuyện mùa màng nắng mưa,

chẳng phải chuyện chồng con đèo bòng lận đận. Trễ muộn hết rồi. Tháng nắng là vườn ớt đỏ. Từ nay dẫu có nghìn tháng nắng Thanh cũng không về. Đỉnh về vườn cũ trong phút trễ muộn này, giống thiên hạ với bao lần hụt chuyến khác.

Tai nghe con bạn có đôi

Lòng ta nóng nảy như vôi mới hầm

Cầm tay con bạn khóc thầm

Ngày rày quế đã xa trầm trầm ơi!

Con bạn giờ đã có đôi. Con bạn trong ca dao còn để cho người tình cầm tay mà khóc thầm. Con bạn của mình chẳng chịu cho bàn tay, chỉ cho chai rượu. Rượu thấm tới đâu, Đỉnh nghe lòng nóng nảy tới đó. In hệt vôi mới hầm. Anh và em. Gái trai mộc mạc tựa quế và trầm, hai thứ cây rừng trân quý. Quế đã là con thuyền khuất mù vào núi sông dáng lớn, trăm năm không ngoái cổ quay đầu. Trầm về giữa mùa hiu quạnh nhủ lòng thôi quên nguôi, quên nguôi”.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/58926884
Số trang 251
Rating 0.0
Tác giả Mường Mán