Cái tôi được yêu thương

Cái tôi được yêu thương

Cái toàn thể và trật tự ẩn

Cái toàn thể và trật tự ẩn

Cái Tôi và cái Nó

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
25661313
tôn giáo triết học tâm lý
thư viện khth
1) Tác giả
Tác giả Sigmund Freud là một nhà phân tâm học người Áo được biết tới nhiều nhất bởi đóng góp vào sự phát triển của cả lý thuyết và thực hành các kỹ thuật phân tích tâm lý. Freud đồng thời được xem là cha đẻ của phân tâm học - môn khoa học nghiên cứu về phần vô thức của con người, khiến cho nhiều người nghi ngờ tính hiệu quả của việc chữa bệnh tâm thần theo cách truyền thống. Tới ngày hôm nay, cuộc tranh luận về lý thuyết phân tâm học vẫn chưa ngã ngũ, có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng không ít những kẻ phản đối kịch liệt. Được xem như một môn khoa học chính thống của thế kỷ 19, phân tâm học trước hết đi tìm hiểu những hành vi điên loạn, thoạt đầu các nhà phân tâm học sẽ hỏi về những giấc mơ của bệnh nhân và sau cùng là các cơ chế tâm lý xây dựng từ lúc bé cho tới lúc trưởng thành. Được đào tạo như một nhà khoa học, Freud trở thành bác sĩ vào năm 1882, ông quan tâm tới thôi miên và phát triển các ý tưởng đột phá trong chữa trị tâm thần từ khoảng 1890. Vào năm 1933, các tác phẩm của ông bị đốt hết dưới chính quyền Nazi, và Freud phải rời bỏ Áo tới London vào năm 1938, nơi ông mất ngay sau đó một năm.

2) Tác phẩm
“Cái Tôi và cái Nó“ là một tác phẩm đặc biệt, ở đây Freud đã trình bày một bản tổng hợp các giả thuyết được ông đề xuất vào những năm 1920 – đặc biệt là trong cuốn “Au delà du principe du plaisir”. Ông bắt đầu bằng việc chứng minh rằng mô hình phân chia bộ máy tâm trí thành vô thức, tiền ý thức và ý thức – được biết đến với tên gọi “định khu thứ nhất” (chia định khu bộ máy tâm trí) – không đủ để hiểu sự vận hành của bộ máy tâm trí, và cần phải mở rộng hơn. Xuất phát từ sự kháng cự rằng cái “tôi” của chủ thể đối kháng với khả năng đưa các ký ức bị dồn nén trở lại với ý thức, Freud đưa ra cách phân chia bộ máy tâm trí mới thành cái tôi, cái đó và cái siêu tôi, mô hình được biết đến với tên gọi là “định khu thứ hai”. Hai mô hình này không loại trừ nhau, ngược lại, chúng bổ sung cho nhau bởi chúng mô tả các hiện tượng tâm trí dưới nhiều góc độ khác nhau.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/25661313
Số trang 126
Rating 3.84
Tác giả Sigmund Freud