Ngay từ mấy chục năm trước, nhận thức về vai trò của văn hóa ở Việt Nam đã được nâng lên đúng với giá trị đích thực của nó. Cũng vì thế, việc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa dân tộc được đặt ra một cách cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều giới.
Bên cạnh đó, việc sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các công trình văn hóa đã bắt đầu thể hiện rõ khuynh hướng nhìn nhận văn hóa theo vùng, tức là không gian tồn tại của các nền văn hóa hay từng yếu tố văn hóa. Đặc biệt, đây không còn là cảm nhận hay những ý niệm nữa, mà đã từng bước nâng lên thành các khái niệm và lý thuyết khoa học.
Các vùng văn hóa Việt Nam do các tác giả Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận chủ biên là một trong những công trình như thế. Theo đó, trong công trình này, nước ta được chia thành 9 vùng văn hóa, gồm: Vùng văn hóa đồng bằng miền Bắc, Vùng văn hóa Việt Bắc, Vùng văn hoá Tây Bắc, Vùng văn hóa Nghệ – Tĩnh, Vùng văn hóa Thuận Hóa – Phú Xuân, Vùng văn hóa Nam Trung Bộ, Vùng văn hóa Tây Nguyên, Vùng văn hóa đồng bằng miền Nam, Vùng văn hóa Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
Công trình gồm 12 bài viết.
Một số bài viết được giới thiệu trong công trình:
- Đại cương về tiến trình văn hóa Việt Nam (Đinh Gia Khánh);
- Cái chung và cái riêng trong văn hóa dân tộc thiểu số (Cù Huy Cận);
- Những nét sinh động trong văn hóa của đồng bào Việt Bắc (Nông Quốc Chấn – Hà Anh Thư);