Lịch sử 4.000 năm của cộng đồng người Việt sống trên đất nước Việt Nam đã được sử sách lưu dấu từ khi hình thành Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng cho tới ngày nay. Theo dòng thời gian, trên dải đất hình chữ S đã hình thành các họ tộc như: Đinh, Lê, Lý, Trần, Trịnh, Nguyễn, Hồ, Võ, Trương, Ngô, P tạo nên cộng đồng người Việt cùng trường tồn với đất nước.
Trong cộng đồng người Việt ấy, hàng trăm họ tộc, họ Lê được biết đến như một họ tộc có nhiều nét đặc biệt trong lịch sử.
Theo nhà biên khảo Vũ Hiệp và nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Họ Lê là một trong những họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt, đã định cư ở đất Thanh Hóa và Ninh Bình từ rất lâu đời. Đặc biệt, những vị thủy tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều xuất xứ trên đất Đại Việt, không hề có ai xuất xứ từ Trung Quốc sang mang dòng họ Lê chỉ đặc biệt có người ở Việt nước ta mà thôi và ở Việt Nam chỉ có một dòng họ Lê duy nhất. Họ Lê chiếm 15% dân số nước ta hiện nay.
Vương triều nhà Tiền Lê (năm 980 - 1009) do Lê Đại Hành (húy Lê Hoàn) lập ra. Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu (năm 941) ở Ái Châu, Thanh Hóa (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa) giữ chức Thập đạo Tướng quân dưới triều Đinh Tiên Hoàng. Trước họa xâm lăng của nhà Tống, Lê Hoàn được nhà Đinh tôn phò lên ngôi Hoàng đế năm 980. Ngài là người có công dẹp Tống, bình Chiêm, mở mang bờ cõi về phía Nam, ngài cũng là vị vua luôn chăm lo đến đời sống nhân dân, đề ra chính sách tịch điền, Lê Hoàn làm vua được 25 năm, các con vua nối tiếp được 4 năm thì vương triều chuyển sang nhà Lý. Lê Đại Hành được nhân dân ta suy tôn là Anh hùng dân tộc. Ông là vị hoàng đế anh hùng dân tộc tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam Vương triều nhà Hậu Lê (1428 - 1788) do Bình Định vương Lê Lợi lập ra. Lê Lợi sinh vào giờ Tý, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu (tức 10/9/1385) tại quê mẹ, làng Chú Sơn, huyện Lương Giang, tỉnh Thanh Hóa (nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Đau lòng trước cảnh nước mất, nhà tan, sau khi nhà Minh (Trung Quốc) diệt nhà Hồ năm 1407, Lê Lợi nuôi chí lớn phục thù cứu nước. Năm 1416, ông đã cùng 18 người bạn thân tín cắt máu ăn thề tại khu rừng Lũng Nhai, dấy binh khởi nghĩa chống quân Minh, lấy vùng rừng núi Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ “Nếm mật nằm gai” cuộc chiến đấu chống giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn đã toàn thắng, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, ngài ở ngôi được 6 năm. Lúc băng hà triều thần dâng tên thụy là Thái Tổ Cao Hoàng đế.
Người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã lập nên một triều đại trị vì đất nước dài nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam với 360 năm (từ 1428 - 1788). Dưới triều Hậu Lê, con cháu của đức Thái tổ Cao Hoàng đế đã tiếp tục xây dựng một nước Đại Việt cường thịnh. Đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) với việc ra đời của Bộ Luật Hồng Đức nổi tiếng. Vua Lê Thánh Tông đã đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến thời cực thịnh.
Lịch sử là một dòng chảy không ngừng, thời đại sau nối tiếp thời đại trước, phát triển đi lên. Vương triều Tiền Lê và vương triều Hậu Lê từ Lê Sơ đến nhà Lê Trung Hưng là sự phản ánh quá trình diễn biến của chế độ phong kiến, thịnh suy là lẽ thường tình, có anh hùng và có bi hùng. Công lao to lớn của các thế hệ tiền nhân Lê tộc, cũng như các họ tộc anh hùng khác của chúng ta đã để lại cho con cháu hậu duệ non sông đất nước Việt Nam ngày nay.
Sau khi nhà Hậu Lê suy vong, từ thời đại Quang Trung, các vương triều nhà Nguyễn tiếp nối trị vì đất nước đến tháng 8 năm 1945 khi vua Bảo Đại thóai vị, chấm dứt chế độ phong kiến, nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, hòa vào dòng thác cách mạng của dân tộc, lớp lớp nam thanh nữ tú của họ Lê trên mọi miền tổ quốc đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu là con cháu họ Lê, trong đó có nhiều người trở thành lãnh tụ cách mạng, tướng lĩnh quân đội như: Cố Tổng
Bí thư Lê Hồng Phong, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đại tướng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh, cố Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo. Cố Đại tướng Lê Trọng Tấ
Trong lịch sử họ tộc, người họ Lê không chỉ giàu lòng yêu nước, anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm và trở thành anh hùng dân tộc; Người họ Lê cũng không chỉ giàu truyền thống cách mạng và có nhiều lãnh tụ các mạng. Trong mọi thời đại họ Lê đã có rất nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng như Lê Quý Đôn, Lê Hữu Trác, Lê Văn Hưu, Lê Văn Thị Trong danh sách khoa bảng triều Nguyễn, trong 115 năm có đến 650 vị hương cống, cử nhân, tiến sĩ, phó bảng là con, cháu họ Lê trong 5.230 vị đăng khoa. Qua các triều đại, đã có tới 232 vị tiến sĩ là người họ Lê được ghi danh trên bia đá tại Quốc Tử Giám Hà Nội và Huế, trong đó có 3 vị trạng nguyên, 4 vị bảng nhãn, 2 vị Thám hoa, tiêu biểu là ông Lê Nại đỗ trạng nguyên năm mới 27 tuổi. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê.
Trong niềm tự hào chung của họ Lê Việt Nam, có niềm tự hào riêng của họ Lê Thanh Hóa. Bởi điều đặc biệt trong lịch sử dân tộc: Hai vị Hoàng đế nhà Lê thiết lập ra hai triều đại trị vì đất nước gần 400 năm, đều được sinh ra trên mảnh đất Thọ Xuân, Thanh Hóa. Trong mọi thời đại, họ Lê Thanh Hóa đều là những người con tiêu biểu, những lãnh tụ cách mạng, các tướng lĩnh, doanh nhân văn hóa, các nhà khoa học có danh tiếng, các doanh nhân thành đạt.
Truyền thống hào hùng đó của Lê tộc Việt Nam mà hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại nhằm giáo dục và động viên con cháu trong dòng tộc không ngừng noi gương tiên tổ, phát huy truyền thống của ông, cha, luôn đoàn kết, gắn bó cùng các dòng tộc khác tích cực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mỗi người mang dòng máu họ Lê có quyền tự hào về tiên tổ đã dựng nước và giữ nước cùng với trăm họ, xây dựng nên đất nước Việt Nam giàu mạnh sánh vai cùng với cường quốc trên thế giới.Để tri ân và luôn nhớ đến tổ tiên họ Lê Chúng tôi cho Tái bản ,xuất bản Quyển sách: CÁC VỊ VUA VÀ DANH NHÂN HỌ LÊ VIỆT NAM
Chúng tôi, một số người là con cháu của dòng họ ngồi ghi lại những đóng góp của tiên tổ từ nhiều đời nay. Mấy nghìn năm đã qua, tổ tiên ta đã góp phần xương máu cùng trăm họ trên đất nước Việt Nam, viết nên những trang sử hào hùng. Chúng tôi nghĩ đến những người đã khuất từ Lê Hoàn, Lê Phụng Hiểu đến Lê Lợi, Lê Lai và lớp đàn anh ngày nay như Lê Khả Phiêu, Lê Đức A hi vọng rằng cuốn sách sẽ đến tay bà con họ Lê ở trong nước và ngoài nước phát huy truyền thống của cha ông xây dựng nên một đất nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh.
Lê Xuân Kỳ
Ủy viên Ban chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa