CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP GIỮA VIỆT NAM VỚI NƯỚC NGOÀI ( PHỤC VỤ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU LUẬT DÂN SỰ, TỐ TỤNG DÂN SỰ, HÌNH SỰ, TỐ TỤNG HÌNH SỰ, LUẬT QUỐC TẾ, TƯ PHÁP QUỐC TẾ, THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thực hiện đường lối đói ngoại đa dạng hóa đa phương hóa ,nhằm hội nhập toàn diện vào đường lối chính trị - kinh tế quốc tế từ khi đổi mới đến nay Việt Nam đã ký kết ,gia nhập nhiều điều ước quốc tế khu vực toàn cầu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị , pháp lý, kinh tế, thương mại giáo dục khoa học công nghệ , an ninh quốc phòng ,đấu tranh ,phòng chống tội phạm .... trong đó các hiệp định tương trợ tư pháp có một vị trí đặc biệt quan trọng , la khuôn khổ pháp lý để Việt Nam và các nước ký kết hợp tác trên tất cả các lĩnh vực tư pháp và pháp lý về dân sự . thương mại hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù . Chính vì vậy trong thời gian gần đây , Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để nội luật hóa và thực hiện có hiệu quả các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên như Bộ Luật Dân Sự 1995 ,Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004 ,BLHS 1999,BLTTHS 2003, Luật Hôn Nhân Gia Đình 2000, Luật Tương Trợ Tư Pháp 2007 , và Luật Thi Hành án hình sự 2010
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay , hợp tác tương trợ tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng .bởi lẽ khi các quốc gia hội nhập ngày càng sâu rộng thì các quan hệ pháp luật về dân sự ,thương mại,lao động, hình sự ,tố tụng dân sự , tố tụng hình sự có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển với quy mô càng lớn , phạm vi càng rộng tính chất ngày càng phức tạp cần phải được pháp luật điều chỉnh kịp thời trên cơ sở hợp tác , tương trơ tư pháp giữa các quốc gia bằng CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ .