Nhằm thể chế hóa các quan điểm, định hướng của Đảng về cải cách tư pháp và cụ thể hóa những quy định mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thay thế cho Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
So với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 tăng thêm 154 điều luật với 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều. Một số vấn đề chính đã có sửa đổi, bổ sung như: Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội, Mở rộng diện chủ thể được hưởng quyền bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích, Ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội, Mở rộng diện chủ thể người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi, Bãi bỏ các rào cản mang tính thủ tục hành chính, chuyển sang chế độ đăng ký thủ tục bào chữa, Quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, Mở rộng các quyền của người bào chữa trong việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ.... Ngoài ra Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định về rút ngắn thời hạn tạm giam, việc gia hạn tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án hình sự, bình đẳng về vị trí giữa người bào chữa tại phòng xử án với người thực hành quyền công tố.....
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016.
Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đang tới gần. Trong bối cảnh đó, việc phân tích, bình luận những vấn đề cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, làm rõ những điểm mới vừa được sửa đổi, bổ sung so với các quy định trước đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và nắm bắt sâu hơn nội dung của Bộ luật này, từ đó góp phần có hiệu quả vào việc triển khai thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trong cuộc sống. Với mục đích như vậy, chúng tôi liên kết với Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn Sách.