Công trình Biểu tượng Neak trong văn hóa của người Khmer ở Nam bộ của tác giả Thạch Lam Phương là công trình nghiên cứu, giới thiệu những nét đặc trưng về biểu tượng Neak - con vật mang tính biểu tượng văn hóa hình dáng như con rắn hổ mang, có mặt trong hầu hết các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer Nam bộ.
Ngoài Danh sách các hình và Mở đầu đầu sách, nội dung chính của công trình được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, giới thiệu khái quát về người Khmer ở Nam bộ, cơ sở lý thuyết cũng như Neak và các danh xưng của nó.
Chương 2: Biểu tượng Neak trong văn hóa phi vật thể của người Khmer Nam bộ, giải mã biểu tượng này trên các phương diện:
Trong tôn giáo, tín ngưỡng – nghi lễ và huyền thoại
Trong các hình thức văn hóa phi vật thể khác
Người Khmer Nam bộ giải mã các giấc mơ có liên quan đến Neak.
Chương 3: Biểu tượng Neak trong văn hóa vật thể của người Khmer Nam bộ, cụ thể:
Các motif Neak thể hiện trong nghệ thuật tạo hình
Về chất liệu thể hiện
Về địa điểm phân bố, vị trí thể hiện
Cuối công trình là Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục.