Biên khảo Sơn Nam: Phong Trào Duy Tân Ở Bắc Trung Nam - Miền Nam Đầu Thế Kỷ XX: Thiên Địa Hội & Cuộc Minh Tân

Biên khảo Sơn Nam: Phong Trào Duy Tân Ở Bắc Trung Nam - Miền Nam Đầu Thế Kỷ XX: Thiên Địa Hội & Cuộc Minh Tân

10 Đại Mỹ Nhân Trung Quốc

10 Đại Mỹ Nhân Trung Quốc

Biên giới không bóng người (Tử thư Tây Hạ, #3)

14 Ngày
Availability: Còn trong kho
SKU
18215105
văn hóa địa sử nhân học du lịch
thu vien dfree, sct bookbus
Ở một vùng nằm sâu trong sa mạc Badain Jaran có một kinh thành cổ của vương quốc Tây Hạ bị vùi lấp trong cát vàng, tên gọi là Hắc Thủy Thành.Theo truyền thuyết đó là nơi cất giấu vàng bạc châu báu của Một Tạng hoàng hậu. Rất nhiều kẻ đã bỏ mạng khi đi tìm kho báu trong truyền thuyết và đến nay vẫn chưa ai tìm ra ngôi thành cổ Tây Hạ bị mất tích.

Nhân vật chính Đường Phong – một nhà nghiên cứu văn hóa trẻ tuổi người Trung Quốc vô tình bị cuốn vào câu chuyện đầy những bí ẩn này. Đường Phong và những người bạn đã giải mã thành công những văn tự cổ Tây Hạ trên kệ tranh ngọc và lần theo dấu vết để đi tìm nguồn gốc nền văn minh Tây Hạ – nền văn minh đã bị chôn vùi với nhiều bí ẩn nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Những năm 50 thế kỷ trước, đoàn khảo cổ khoa học Trung Quốc – Liên Xô đã tiến hành một cuộc thám hiểm vào sâu trong sa mạc Badain Jaran vì một cổ vật được lưu giữ lại từ thời Tây Hạ có tên là “kệ tranh ngọc nổi gân cổ chạm châu báu”. Đoàn thám hiểm bị mất tích một cách đầy bí ẩn và chỉ có hai thành viên sống sót, một bên phía Liên Xô và một bên phía Trung Quốc…

Hơn 50 năm sau, cổ vật này lại xuất hiện trong một cuộc bán đấu giá. Hàng loạt những sự việc bí ẩn đã xảy ra xung quanh món cổ vật này đã mở ra một câu chuyện kinh thiên động địa bên trong nó. Người chủ trì phiên đấu giá ngã từ trên lầu xuống chết thê thảm, người mua món cổ vật này cũng bị sát hại dã man bởi một kẻ không rõ danh tính. Hàng loạt cái chết bí hiểm là sự sắp xếp của một mục đích đen tối hay là truyền thuyết “huyết chú” truyền kiếp ẩn trong báu vật cổ kia?

Tập 1 – Mộ người sống thần bí trong tử thư – khép lại, để lại cho người đọc bao nghi vấn chưa có lời giải đáp.
Tập 2 – U hồn bí ẩn – đưa người đọc “vượt biên giới” Trung Quốc, đến thành phố Saint Petersburg cổ kính của nước Nga. Cung điện Mùa Đông chính là công trình kiến trúc đồ sộ nằm trên Quảng trường Cung điện của thành phố này. Trước kia, đây là nơi ở của các Sa Hoàng, còn hiện tại đây là một trong bốn bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới.

Năm 1909, nhà Hán học người Liên Xô – Kozkov phát hiện ra di chỉ Hắc Thủy Thành của vương triều Tây Hạ. Ông đã tiến hành khai quật và mang vô số bảo vật quý giá về cung điện Mùa Đông. Trong số đó có một bức tượng Phật đã bị nứt vỡ, từ những vết nứt, người ta kinh ngạc khi phát hiện ra có một bộ hài cốt ẩn dưới lớp thạch cao của bức tượng. Một số học giả của Liên Xô cho rằng, đây là hài cốt của Hoàng Hậu Một Tạng – vị hoàng hậu nổi tiếng của Tây Hạ Vương – Nguyên Hạo. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, quân Đức bao vây và tàn phá Saint Petersburg, bức tượng Phật có chứa hài cốt kia cũng bị thất lạc khỏi cung điện. Khi chiến tranh kết thúc, có người đã tìm thấy phần đầu của pho tượng và nó lại được trưng bày trong phòng triển lãm nghệ thuật của cung điện Mùa Đông, nhưng phần còn lại của pho tượng thì vẫn biệt tăm. Từ đó, xuất hiện lời đồn về u hồn bí ẩn xuất hiện lúc nửa đêm bay lượn trong cung điện Mùa Đông …

Tiếp tục hành trình truy tìm kệ tranh ngọc của vương triều Tây Hạ, hai nhân vật chính là Đường Phong và Hàn Giang đã đến Saint Petersburg. Vượt qua sự truy nã gắt gao của Cục An ninh Liên bang Nga, họ thâm nhập vào đường hầm dưới lòng thành phố và phát hiện ra những bí mật động trời. Cuối cùng, họ cùng lấy được phần đầu pho tượng phật và tìm thấy hài cốt của Một Tạng Hoàng Hậu đã bị thất lạc trong thế chiến thứ hai. Nhưng kết quả kiểm tra hộp sọ bên trong đầu tượng phật và bộ hài cốt đều khiến tất cả kinh ngạc tột độ: chúng là của hai người phụ nữ khác nhau, cách nhau gần 10 tuổi.
Lời giải của những bí ẩn này nằm trong tập hồ sơ bị thất lạc năm 1964 về Misha – người sống sót không ai biết của đội thám hiểm Liên – Trung năm xưa.

Rốt cuộc năm 1964 đã xảy ra chuyện gì? Năm 1964, Trung Quốc thử nghiệm thành công quả bom nguyên tử đầu tiên; Khrushchev – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô bị hạ bệ. Có lẽ vẫn còn chuyện gì đó mà chúng ta không biết đã xảy ra vào thời điểm ấy…

Tập 2 đã phần nào giải đáp những bí ẩn về vương triều Tây Hạ, nhưng lại mở ra thêm rất nhiều bí ẩn khác về những thế lực trong bóng tối vẫn luôn không từ những thủ đoạn độc ác nhất, hòng truy tìm những cổ vật Tây Hạ ấy. Kết thúc tập 2, Đường Phong, Hàn Giang cùng nhóm bạn của mình đã tìm được kệ tranh ngọc thứ hai và giải mã được nơi cất giấu kệ tranh ngọc thứ ba – chính là ở chùa Giới Đàn trên núi Hạ Lan. Nhưng liệu họ có thể tìm thấy chùa Giới Đàn, khi sử sách không hề có ghi chép gì về ngôi chùa ấy?

Và tập 3 – Biên giới Trung – Mông không một bóng người – sẽ dẫn người đọc lên núi Hạ Lan để đi tìm ngôi chùa Giới Đàn bí ẩn đó. Trong tập này, tác giả đồng thời hé lộ cho người đọc thêm về những thế lực bí ẩn trong bóng tối cũng đang không ngừng ráo riết tìm kiếm bốn kệ tranh ngọc quý giá của Tây Hạ.

Dãy núi Hạ Lan cao lớn nằm giữa sa mạc Badain Jaran và bình nguyên Hà Sáo, được xem là ngọn núi thần của dân tộc Đảng Hạng. Ẩn sâu trong núi là chùa Hắc Thứu – tự viện của hoàng tộc Tây Hạ và là nơi Lượng Tộ – hoàng đế thứ hai của vương triều Tây Hạ chào đời.

Năm 1924, tàn quân của đội quân thổ phỉ hoành hành khắp vùng tây bắc Trung Quốc do Hắc Lạt ma cầm đầu, trên đường chạy trốn sự truy cản của đặc công Liên Xô đã chạy vào núi Hạ Lan. Nhưng tại chùa Hắc Thứu, tất cả đã bị hạ sát không rõ nguyên nhân, chỉ còn một kẻ duy nhất sống sót tên là Mã Viễn. Hơn hai mươi năm sau, Mã Viễn gia nhập quân đội Quốc dân Đảng và biến mất kì lạ trong khi thi hành một nhiệm vụ bí mật của Cục bảo mật. Từ đó, không ai biết được vị trí chính xác của ngôi chùa cổ Hắc Thứu nữa…

Đường Phong và Hàn Giang đã giải mã thành công nội dung của “tử thư Tây Hạ” trên kệ tranh ngọc thứ hai và tìm được Thượng Tự của chùa Hắc Thứu, nơi vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn sau bao năm tháng và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trong lần truy tìm này, đội Đường Phong đã chứng kiến rất nhiều điều bí ẩn khác thường. Cuối cùng họ khám phá ra rằng, nơi được coi là tự viện của hoàng tộc Tây Hạ lại chính là mộ táng của Một Tạng hoàng hậu, mẹ của hoàng đế Lượng Tộ.

Cái chết của Hắc Lạt ma, cuộc bạo động của học viên tại căn cứ Tiền Tiến, nhiệm vụ bí mật của Cục bảo mật, mục đích của đoàn khảo sát Liên – Trung… tất cả sự việc này đều chỉ tới một địa điểm, đó là vùng đất hoang vu giữa hai nước Trung Quốc – Mông Cổ, nơi không hề có sự sống của con người, nơi mà ngay cả biên phòng hai nước Trung – Mông cũng xem là “điểm mù”.

Bằng lối viết chân thực, xây dựng bối cảnh tài tình, những tình tiết gay cấn, ly kỳ xuất hiện liên tiếp rồi được đẩy lên cao trào, cùng với sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo… Cố Phi Ngư đã dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với cảm giác chân thực như chính mình được trải nghiệm hành trình khám phá bí mật nền văn minh bí ẩn đã bị quên lãng.
Giới thiệu sách
Review https://www.goodreads.com/book/show/18215105
Số trang 818
Rating 3.50
Tác giả Cố Phi Ngư