Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, triều Mạc được dựng lên kể từ đó. Nhưng, họ Mạc chưa kịp ổn định chính sự thì vào năm 1533, một cựu thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đã vào Thanh Hóa, tôn lập một người thuộc dòng dõi của nhà Lê là Lê Ninh lên ngôi vua. Cuộc hỗn chiến Nam - Bắc triều cũng bắt đầu kể lừ đó. Nam triều là triều Lê nhưng thực quyền lại nằm trong tay Nguyễn Kim. Nguyễn Kim mất (năm 1545), quyền bính của Nam triều lại thuộc về con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm và sau đó là con cháu của họ Trịnh. Bắc triều là triều Mạc, mở đầu là Mạc Đăng Dung. Cuộc hỗn chiến Nam - Bắc triều bùng lên dữ dội gần suốt cả thế kỉ XVI. Năm 1592, với trận đại bại của Mạc Mậu Hợp, vi trí của Bắc triều trên vũ đài chính trị của đất nước kể như không còn gì đáng kể nữa. Tuy nhiên, dư đảng của họ Mạc vẫn liếp lục hoạt động cho mãi đến gần cuối thế kỉ XVII mới thôi Trong phạm vi của thế kỉ XVI, cuộc hỗn chiến Nam - Bắc triều (cũng có người gọi là chiến tranh Lê - Mạc) là sự kiện chính trị nổi bật nhất. Nhưng, rất tiếc là số lượng giai thoại thế kỉ XVI không đủ cho một tập sách, cho nên, chúng tôi không thể đặt tên cho tập này là giai thoại thời Lê - Mạc như dự kiến ban đầu. Trong khi cục diện Nam - Bắc triều đang ở thời kì giằng co thì một cục diện khác, nguy hiểm hơn, đã xuất hiện, và xuất hiện ngay trong lòng Nam triều. Như trên đã nói, năm 1545, Nguyễn Kim mất. Theo lẽ, quyền bính của Nam triều sẽ nằm trong tay con cháu của Nguyễn Kim, nhưng con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã cướp mất. Con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng, một vị tướng giàu mưu lược, bản lĩnh và ý chí cao, đã khôn khéo tách dần khỏi Nam triều để rồi tạo cơ hội cho con cháu chống lại Nam triều. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1570, Nguyễn Hoàng kiêm luôn cả trấn thủ xứ Quảng Nam. Năm 1611, Nguyễn Hoàng mở rộng lãnh thổ đến tận Phú Yên ngày nay. Một cõi giang sơn rộng lớn của họ Nguyễn đã được tạo dựng. Từ đời con của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên, cuộc hỗn chiến Đàng Ngoài và Đàng Trong bắt đầu. Đàng Ngoài là Nam triều, là chính quyền vua Lê - chúa Trịnh. Đàng Trong là chính quyền của họ Nguyễn. Đã có tất cả bảy trận ác chiến xảy ra (vào các năm 1627, 1633, 1643, 1648, 1655 - 1660, 1661 - 1662 và 16 72). Cuộc hỗn chiến Đàng Ngoài - Đàng Trong (cũng gọi là Trịnh - Nguyễn phân tranh) đã gieo không biết bao nhiêu là đau thương và tang tóc cho nhân dân cả nước ta. Sau khi không thể tiêu diệt được nhau, hai bên đã lấy sông Gianh (ở Quảng Bình ngày nay) làm giới tuyến chia cắt. Đây là sự kiện chính trị nổi bật nhất của thế kỉ XVII, nhưng cũng rất tiếc là số lượng giai thoại của thế kỉ này không đủ để giới thiệu thành một tập sách riêng. Chúng tôi không thể có hẳn một tập giai thoại thời Trịnh - Nguyễn phân tranh như dự kiến. Chọn tên gọi chung cho cả một tập gồm 65 giai thoại của hai thời kì với hai nội dung chính của lịch sử khác biệt nhau, quả là một công việc không dễ dàng. Trong điều kiện như vậy, chúng tôi đành gọi đây là 65 giai thoại thế kỉ XVI và XVII.
Nguyễn Khắc Thuần