“Tư duy…thất bại…đặt câu hỏi…hiểu sâu sắc…thay đổi…học hỏi”
Tư duy hiệu quả là nhân tố chính dẫn tới thành công cho mọi đối tượng: Sinh viên, chuyên gia, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ, nhà văn, chính trị gia và tất cả chúng ta trong đời sống hàng ngày. Tư duy hiệu quả giúp chúng ta làm việc tốt hơn, có nhiều ý tưởng hơn, giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp hơn, tìm ra những cách giải quyết vấn đề mới mẻ và có tầm nhìn lãnh đạo tốt hơn.
Phương pháp tư duy không phải là năng lực đặc biệt của một số ít người, cũng không phải là phương pháp dành riêng cho những thiên tài. Mọi người đều có thể học và sử dụng.
Trong một bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 25/5/1961, Tổng thống John F.Kennedy đã đưa ra một tuyên bố đầy thách thức cho nước Mỹ: “Tôi tin rằng đất nước của chúng ta hoàn toàn có thể đưa người lên Mặt trăng và trở về Trái đất an toàn ngay trong thập kỉ này”.
Ngay sau đó, vào ngày 26/5, Cơ quan vũ trụ quốc gia Mỹ NASA đã bắt đầu kế hoạch hiện thức hóa mục tiêu này. Nhưng họ không bắt đầu bằng việc tìm cách đưa người lên vũ trụ, họ tập trung vào mục tiêu khác: Đưa tàu lên Mặt trăng. Chỉ 3 năm sau đó, NASA phóng thành công tàu vũ trụ không người lái Ranger 7 lên Mặt trăng. Con tàu đã truyền về mặt đất thành công 4.000 bức ảnh về bề mặt của Mặt trăng trước khi nó được cho hạ cánh thử nghiệm. Ranger 7 vỡ tan khi hạ cánh với vận tốc 5.861dặm/giờ (tương đương 9.432 km/h). Phải mất đến 15 lần cải tiến liên tục trước khi NASA đưa thành công phi hành đoàn Apolo 11 lên Mặt trăng vào ngày 16/7/1969.
Các nhà khoa học lớn không bao giờ xử lý những vần đề khó ngay khi bắt đầu công việc. Đâm đầu vào những câu hỏi phức tạp đồng nghĩa với việc chấp nhận thất bại ngay từ đầu. Họ hiểu rằng giải quyết những thách thức phức tạp ngay lúc đầu sẽ rất mất thời gian và không giải quyết được vấn đề. Thay vào đó, các nhà khoa học lớn luôn bắt đầu bằng việc giải quyết những nút thắt đơn giản để từ đó học được cách giải quyết các vấn đề lớn hơn, khó hơn.
“Cần giải quyết những nút thắt đơn giản trước khi giải quyết một vấn đề phức tạp. Khi bạn đối mặt với thất bại của vấn đề lớn, thay vì ngoan cố, hãy tìm ra những nút thắt dễ hơn cần giải quyết” (Goerge Polya).
Cuốn sách “5 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả” nhấn mạnh rằng: Cánh cửa dẫn tới tri thức sẽ được mở ra khi chúng ta sẵn sàng học hỏi từ thất bại và kiên trì áp dụng những chiến lược tư duy hiệu quả để đi tới thành công.
Mỗi người chúng ta đều có thể nâng cao khả năng tư duy của mình bằng cách áp dụng một số chiến lược tư duy hiệu quả. Những vĩ nhân không chỉ có tài năng thiên bẩm, họ còn biết cách sử dụng tư duy của mình theo một cách khác biệt. Khi nắm được những phương pháp tư duy đơn giản này, chúng ta có thể tìm ra những giải pháp sáng tạo cho những thách thức lớn cũng như có thêm nhiều khám phá mới về thế giới quanh mình.
Edward B.Burger và Michael Starbird đã để cho những triết lý chân thực ở mức cao nhất của họđược “chạy rông” trong từng con chữ, hóa thân vào từng nhân tố phát triển tư duy. Cuốn sách được yêu thích bởi những người đề cao sự sáng tạo và khát vọng thành công.
NXB Lao động, Pandabooks, nhà sách Hương Thủy