Quyển sách là tập hợp một số công trình tiêu biểu của nhà khảo cổ học Bùi Vinh sau gần 40 năm điền dã và nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam, được tập thể các bộ Phòng Thời đại Đá, Viện Khảo cổ học tập hợp, biên tập cho xuất bản, mừng ông tròn 60 tuổi.
Với quyển sách này, chúng ta có dịp cùng ông hành trình vào các nền văn hóa Việt Nam thời Tiền sử, mà ông đã từng gắn bó, trong đó trước hết và quan trọng nhất là văn hóa Đa Bút. Di chỉ Đa Bút (Thanh Hóa) đã được E.Patte khai quật năm 1926 – 1927. Ông cho rằng, Đa Bút thuộc loại hình di tích đống rác bếp, niên đại sơ kỳ đá mới, có rìu đá giống rìu mài lưỡi Bắc Sơn, đồ gốm được làm bằng khuôn đan, người chết được chôn ngồi xổm bó gối, người cổ Đa Bút thuộc loại hình Melanesien. Di chỉ Đa Bút được E.Patte xếp vào văn hóa Bắc Sơn.
Nội dung:
Phần I: Văn hóa Đa Bút
Phần II: Các văn hóa tiền sử Việt Nam
Phần III: Một số vấn đề khảo cổ Việt Nam