“Độc giả sợ thực phẩm gây ung thư. Còn tôi, tôi hãi truyền thông về an toàn thực phẩm.” - Vũ Thế Thành
Ăn gì khỏi sợ? - chưa bao giờ câu hỏi ấy lại nóng bỏng như ngày hôm nay. Nhưng nỗi sợ ấy có bao nhiêu phần trăm đến từ kiến thức khoa học, vào bao nhiêu phần trăm tạo nên bởi truyền thông giật gân? Tiếc thay, truyền thông giật gân dường như đang là kẻ áp đảo, và với một tốc độ phi thường, nó sản xuất ra hàng loạt những "huyền thoại": mì gói - ung thư, dưa muối - ung thư, cơm gạo - tiểu đường, hàu - cường dương, lô hội - chữa bách bệnh, tôm ăn với rau củ có vitamin C - ngộ độc…
Được trình bày dưới dạng đối đáp ngắn gọn, hóm hỉnh, câu chuyện khoa học về an toàn thực phẩm bỗng trở nên vô cùng thú vị và dễ tiếp cận. Cuối cùng, ăn một cách có hiểu biết hay ăn theo đồn đại, đó là tùy ở bạn.
“Người đàn ông tử vong vì ăn quá nhiều trứng”, “Ăn rau cải xoăn mỗi ngày sẽ giúp bạn sống lâu hơn”, “Khoai tây chiên có khả năng gây ung thư”, “Khoai lang lọt top 20 siêu thực phẩm ngừa ung thư tốt nhất thế giới”, “Bà bầu không dám ăn cá vì e sợ thủy ngân”, “Dầu cá chứa omega-3 ăn mòn tấm xốp”
Đó là những bài viết giật tít thật kêu và làm cả đám đông chú ý, là những tin tức ta thường bắt gặp trên các trang báo mạng, Facebook… mỗi ngày. Đâu mới là sự thật? Đâu là thứ bị truyền thông thổi phồng mặt xấu, giấu đi mặt lợi để câu độc giả? Đâu là thực phẩm được định hướng cho mục tiêu kinh doanh?
“Là người tiêu dùng, bạn cần chọn lựa: hoặc là tin báo lá cải, hoặc là tin vào khoa học.” - VŨ THẾ THÀNH
Tác giả
VŨ THẾ THÀNH
Sinh ra, lớn lên, làm việc tại Sài Gòn
Hiện sống tại Đà Lạt
Chuyên môn: Hóa học, Quản trị chất lượng
NGUYỄN BÍCH HIỀN
Sống tại Hà Nội
Phóng viên báo điện tử Trí thức trẻ