The Martyred sẽ làm chúng ta nhớ đến La Peste của Albert Camus như David D. Galloway đã ghi nhận.
Trung tâm cuốn truyện là mục sư Shin - người tu sĩ bí mật và câm lặng - khước từ nói về mình, về mười hai người “tuẫn giáo”, lặng lẽ chịu đựng tất cả những lời rủa xả khắc nghiệt của giáo dân - “Mục sư Shin, ông là ai mà nghĩ mình là người bảo vệ sự thật?” - để cuối cùng tự nhận là Judas, là phản giáo, và mười hai người mục sư kia là anh hùng, trong khi sự thật - theo người tù binh Cộng sản - họ đã chết một cách hèn hạ, chết “như một đàn chó”. Đâu là sự thực của mục sư Shin, đâu là sự thực của những người “tử đạo”? Câu trả lời chỉ có thể là một câu hỏi khác: Người ta có thể sáng tạo ra những ảo ảnh về một Thiên Chúa, những ảo ảnh của một cuộc sống vĩnh cửu đằng sau cái chết không, khi Thuợng đế vắng mặt hay có mặt nhưng im lặng ngoài cuộc như tháp chuông kia lạnh lùng khước từ lời con ngưòi kêu gọi, để đem lại một hy vọng cho cuộc sống? Liệu có thể cứu vãn thế giói tuyệt vọng này bằng một lòi nói dối?
Mục su Shin không thể nào giải quyết đuợc vấn nạn kia, khi mà, mặc dầu đã mất lòng tin nơi Chúa, ông tìm lại được đức tin mãnh liệt noi con ngưòi. Kiêu hùng hơn Job, đơn độc như Christ, người giáo sĩ “vô thần” lặng lẽ giữ kín điều bí mật của mình, lặng lẽ cưu mang cây thập tự giá trên đôi vai gầy guộc, lặng lẽ chịu đóng đinh, lặng lẽ chết để rồi “phục sinh” và “có mặt khắp nơi trên đất Bắc Hàn”.
Dầu sao mục su Shin cũng là người tuẫn giáo độc nhất trong thiên truyện này, nhung tuẫn giáo cho con người, không cho ý muốn của Thiên Chúa. Và cái gã Prométhée cô đơn kia, sau khi lấy trộm lửa cho nhân loại và phải chịu cực hình, may mắn thay, tìm được một kẻ đồng hành, một ngưòi nhận diện. Đại úy Lee, người sĩ quan trẻ tuổi, chính là nàng Io đã gặp Prométhée trên đỉnh núi Caucase, tay bị trói vào mỏm đá, cất tiếng hỏi ngỡ ngàng:
Kẻ bất hạnh kia, người là ai, người vừa nói sự thật.
Tại sao người đau khổ?
Và chàng trả lời:
Ta là Prométhée, người đem lửa xuống cho nhân loại.
Trong một lằn chớp định mệnh, họ nhận ra nhau: Người, kẻ đã cứu vãn con người. Người là Prométhée, kẻ dũng cảm bất khuất... Người mục sư đó đã nhảy qua được vực thẳm của tuyệt vọng vì còn có Mặt Đất, sau khi đã đánh mất Bầu Tròi. Ông đảm nhiệm lại chức vụ giáo sĩ của mình vì mặc dầu không còn nghe thấy “những mật ngôn tự lòng đất”. Giống như thần Antée, mặt đất đã truyền vào người mục sư sinh lực để có thể vượt qua bến bờ của phi lý và tuyệt vọng để “dám hy vọng”, để tìm thấy lại nhân dạng của mình... Thông qua mục sư Shin, phải chăng Richard E. Kim đang nghĩ đến một thứ “tu sĩ không thần linh”, như giấc mơ không thành tựu của Albert Camus?
Sau cùng, Chúa đã khước từ con người, hay là con người đã khước từ Chúa?
Huế, 20-7-1968